Khi nào mới cần cho trẻ đi viện, cha mẹ trẻ cần hiểu để xử lý đúng

Chúng ta thường lo lắng thái quá khi trẻ ốm sốt, nhưng thực ra thì cũng giống như chúng ta bị cúm, ốm, sốt vậy, chỉ làm vài viên thuốc và vài ngày sẽ khỏi. Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu về những trường hợp ốm sốt của trẻ nhỏ để biết khi nào thì chưa cần đi viện, khi nào mới cần cho trẻ đi viện để tránh dẫn tới lây chéo tại bệnh viện.

khi nào mới cần cho trẻ đi viện

Trong nội dung này là các thông tin được tổng hợp từ video chia sẻ kiến thức của Dr Cương, link video có ở phần dưới đây. Tôi thường nghe chia sẻ từ vị bác sĩ này và có thói quen ghi lại những điều cần thiết để có thể tìm lại, và Bạn có thể tìm hiểu khi thấy hay.

Dưới đây là những tóm lược từ video, khi nào mới cần cho trẻ đi viện:

Trường hợp nào cần dùng kháng sinh thì phải dùng kháng sinh, và khi nào cần đi viện thì phải đi viện, vì vậy chúng ta không nên sợ đi viện thái quá và cũng không nên thích đi viện thái quá.

Em bé suy hô hấp, thở rít, thở tắc, thở nhanh nông, bé dưới 2 tuổi thở trên 75 nhịp/phút là suy hôp hấp, cánh mũi phập phồng…phải đi viện, không được dùng thuốc lung tung.

Em bé bị hen, thở chậm, cánh múi phập phồng, bụng phềnh lên là cũng phải đi viện.

Em bé sơ sinh đang chơi mà khóc ré lên, khóc ưỡn người, thóp phồng lên thì cần đi viện vì có thể bị xuất huyết não…

Các trường hợp đau bụng (khu vực ruột thừa, gần đáy chậu bên phải), nôn, bí chướng (đánh rắm), bí trung đại tiện, …là phải đi bệnh viện.

Người lớn tuổi thấy dấu hiệu có ruồi bay thì cẩn thận sắp bị tai biến mạch máu não, cần phải đi viện kiểm tra gấp.

Em bé tiêu chảy, bỏ ăn, da nhăn nheo, mệt đờ đẩn thì phải đi viện. Trường hợp bé tiêu chảy nhưng vẫn ăn được, bú được, uống nước được thì chưa cần đi viện.


dr cương giải thích về trường hợp nào trẻ sốt mới cần đi viện

Link xem video: https://www.facebook.com/drnguyenduycuong/videos/526671255348748/

Dưới đây là các trường hợp trẻ chưa cần đi viện:

Những trường hợp trẻ ốm sốt nhẹ không cần đi viện thì đừng có đi viện, bởi trong viện rất nhiều vi khuẩn, vi rút và dễ bị lây chéo, gây ra nhiều loại bệnh khác cho trẻ. 

Trường hợp ốm nhẹ, thoảng qua, sốt dưới 39 độ trong 2-3 ngày thì sẽ tự khỏi, không phải đi viện, chỉ đi viện khi có dấu hiệu bất thường và sốt cao liên tục trên 39 độ mà uống thuốc không hạ sốt. 

Muốn trẻ không phải đi viện thì thể trạng phải khỏe, bố mẹ phải khỏe, ông bà khỏe, môi trường sống trong sạch, bố mẹ phải học cách nuôi con để giúp chúng khỏe và biết cách xử lý trong các trường hợp ốm vặt của trẻ.

Tìm hiểu cách phòng bệnh mùa đông và phòng bệnh mùa hè để giúp mọi người có sự phòng bệnh hiệu quả trước mỗi thời điểm thay đổi thời tiết và những điều kiện khắc nghiệt.

Khi em bé sốt thì để ý chân tay em bé nóng hay lạnh để có cách trườm mát hay trườm ấm cho phù hợp, bị sốt virut thì không cần uống kháng sinh kể cả ho và sốt. 

Trên đây là các tóm tắt từ video chia sẻ của dr cương, để hiểu nhiều hơn thì Bạn cần nghe nhiều video hơn, bởi mỗi lần chia sẻ thì sẽ có những thông tin phù hợp, vì vậy chúng ta phải tập hợp lại thành kiến thức của mỗi gia đình. Cảm ơn các Bạn đã ghé thăm website cá nhân của Tôi.


Bài viết cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang
error: Content is protected !!