Ngũ vị và ngũ tạng, sự liên hệ mật thiết ảnh hưởng tới sức khỏe

Mỗi người chúng ta thường có một thói quen ăn uống khác nhau tương đối, người thích ăn cay nhẹ, khá cay hoặc rất cay, người thích ăn nhạt, ăn vừa và cả ăn mặn, người thích ăn nóng, ăn lạnh, ăn nhiều rau, nhiều thịt, ăn nướng…Tuy nhiên hầu như chúng ta không tìm hiểu kỹ việc ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào với mỗi cách ăn khác nhau, trong nội dung này Tôi tóm lược mối quan hệ giữa ngũ vị và ngũ tạng để chính bản thân mình hiểu rõ hơn.

ngũ hành trong cơ thể, hiểu rõ mối quan hệ giữa các bộ phận ngũ tạng

Ngũ vị sẽ gồm vị đắng, vị mặn, vị ngọt, vị chua và vị cay, đây đều là những vị rất quen thuộc với chúng ta, nhưng có những vị mà chúng ta rất ít sử dụng như vị đắng và vị chua, còn vị ngọt, mặn, cay thì lại rất thông dụng trong các món ăn hàng ngày. Tôi đang tìm hiểu nhiều hơn về kiến thức y học đông y để giúp mình biết nhiều hơn về cách giữ sức khỏe theo cách tự nhiên nhất, sử dụng các loại thực phẩm phù hợp, tự nhiên, tốt cho ngũ tạng. Vì vậy, Bạn cũng nên tìm hiểu những kiến thức này. 

Khi nói về ngũ vị và ngũ tạng, thì chúng ta cần lưu ý rằng các vị mà đề cập đến đều phải thuộc tự nhiên, không phải vị nhân tạo như đường hay muối biển. Những loại thực vật trong tự nhiên đều có đầy đủ những vị này.

Vị đắng tốt cho tim: chúng ta nên ăn những thực phẩm tự nhiên có vị đắng sẽ tốt cho sức khỏe của tim, như ăn mướp đắng, cải xoăn, ca cao, cà phê, vỏ cam quýt, các loại rau đắng,…

Vị chua tốt cho gan: những loại rau củ quả có vị chua đều tốt cho gan như cam quýt chua, chanh, quả me, khế chua, sữa chua, xoài chua, rau sam…

Vị ngọt tốt cho hệ tiêu hóa: các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như hoa quả, rau củ ngọt, cải ngọt…đều rất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung. 

Vị cay tốt cho phổi: các loại thực phẩm vị cay như ớt, gừng, tỏi, hạt tiêu bắc…đều được sử dụng nhiều hơn vào mùa lạnh bởi khi ăn cay sẽ giúp cơ thể tăng nhiệt, giữ ấm cho phổi, tốt cho cả tiêu hóa, tốt cho họng, vì vậy chúng ta nên sử dụng mật ong gừng thường xuyên để tránh bị viêm họng.

Vị mặn tốt cho thận: không phải vị mặn của muối biển mà vị mặn tự nhiên trong thực phẩm mới mang lại lợi ích tốt cho thận, chúng ta nên sử dụng những loại hạt ngũ cốc, các loại củ đều có vị ngọt và vị mặn tự nhiên.

Đó là sự liên quan lợi ích giữa ngũ vị và ngũ tạng mà chúng ta cần hiểu rõ để sử dụng thực phẩm cho hiệu quả, mang lại lợi ích tốt cho cơ thể chúng ta. Nói về kiến thức y học thì Bạn xem thêm trong chuyên mục Dr Cương để hiểu về cơ thể và các bệnh thông thường.

nỗi sợ của ngũ tạng, hiểu rõ nên ăn uống như thế nào để tốt cho sức khỏe

Tôi ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của bản thân mình và gia đình, tuổi càng cao thì càng cần phải có sự chuyển biến này. Chúng ta cần biết lục phủ ngũ tạng trong cơ thể thích điều gì và sợ điều gì, trong hình ảnh trên sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về những điều sợ của các tạng, như tim sợ mặn, ăn mặn dễ bị huyết áp cao, gan sợ mỡ, dạ dày sợ lạnh, mật sợ ăn uống thất thường, đường ruột sợ thuốc, lá lách sợ ăn uống quá độ…

Như vậy qua các phân tích cơ bản trên, Tôi đã hiểu thêm nhiều kiến thức về đồ ăn tốt cho các cơ quan và nỗi sợ của từng bộ phận, ngũ vị và ngũ tạng. Chúng ta muốn sống tốt hơn khi nhiều tuổi thì ngoài những kiến thức về đối nhân xử thế thì cần có thêm những kiến thức về sức khỏe, ăn uống, hy vọng thông tin này có nhiều lợi ịch cho người đọc, cảm ơn các Bạn đã ghé thăm website của tôi.


Bài viết cùng chủ đề:


Quay lại đầu trang
error: Content is protected !!